Danh mục thuốc thiết yếu trong nhà thuốc

Khi chuẩn bị mở nhà thuốc, nhiều người thường quan tâm tới các loại thuốc thiết yếu trong nhà thuốc để nhập về cho đầy đủ, phục vụ người bệnh. Vậy danh mục thuốc thiết yếu tại nhà thuốc bao gồm những gì? Lưu ý gì trong quá trình nhập hàng? Hãy cùng Dược Vương tìm hiểu chi tiết qua bài viết này ngay nhé.

Danh mục thuốc thiết yếu trong nhà thuốc 

 Danh mục thuốc thiết yếu trong nhà thuốc

Danh mục thuốc thiết yếu trong nhà thuốc

Để có thể kinh doanh nhà thuốc đạt hiệu quả cao thì nguồn hàng luôn là yếu tố quyết định. Dược Vương xin giới thiệu tới các Nhà thuốc một số các nhóm thuốc thiết yếu bạn nhất định phải có:

Danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm

  • Thuốc giảm đau Paracetamol bao gồm các loại: Panadol, Hapacol, Partamol, Efferagal…
  • Thuốc chống viêm Alphachymotrylsil 
  • Thuốc giảm đau, chống viêm Meloxicam, Piroxicam
  • Thuốc kháng viêm Celecoxib. Prednisolon, Methylprednisolon
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau Ibuprofen

Danh mục thuốc thiết yếu trong nhà thuốc - thuốc kháng sinh

  • Thuốc Amoxicillin (hàng VDP, hàng MKP, hàng DMC, Ospamox, Clamoxyl)
  • Thuốc Cefixime ( hàng Cửu long, hàng Ấn ( Mactaxime, Sagafixime ), hàng US, DHG, Mecefix)
  • Thuốc Cefpodoxime ( Hàng Ấn ( Sepyo), hàng US )
  • Thuốc  Cefuroxime ( Cadiroxime, Zinmax, Cezinate )
  • Thuốc Cephalexin ( Hàng PY)
  • Thuốc Cefnidir 300mg ( Specxetil giá tầm 5k )
  • Thuốc Klamentin, Augbactam, Ofmantine 
  • Thuốc Azithromycin ( Azicin, hàng của DHG )
  • Thuốc Docxycyclin 
  • Thuốc Ciprofloxacin ( Scanax, hàng Ấn, hoặc đắt hơn là Serviflox )
  • Thuốc Levofloxacin
  • Thuốc Metronidazol ( hàng của Flagyl hoặc hàng của MKP )

Các loại thuốc kháng nấm : Itraconazol của stada hoặc hàng Ấn, Keto hàng VN, hàng của Korea.

Các loại thuốc kháng virus: Xài Acylovir cho thủy đậu hoặc zona thôi. Acy của Stada cũng rẻ mà hiệu quả.

Danh mục thuốc thiết yếu mới nhất -  kháng histamin

  • Thuốc Chlorpheniramin ( hàng Việt Nam ).
  • Thuốc Alimemazin 
  • Thuốc Loratadin ( hàng Vaco, Stada, Imex ).
  • Thuốc Fexofenadin ( hàng Hậu Giang, Hàng Stada, Hàng Ampharco ).
  • Thuốc Cetirizine

Danh mục thuốc ho - long đờm 

  • Các loại thuốc giảm ho: Terpin codein , Terpin Zoat, Neocodio hoặc các loại thuốc giảm ho từ dược liệu
  • Các loại thuốc long đờm: thuốc Acetylcystein, thuốc Bromhexin, thuốc Ambroxol

Danh mục thuốc dạ dày

Trong các loại thuốc thiết yếu trong nhà thuốc nhất định không được bỏ qua các nhóm thuốc dạ dày bao gồm các loại thuốc như Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol, Rabeprazol, Domperidol.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác như: Nospa, Spasmaverin, Trimebutin, Phosphalugel 

Thuốc cầm tiêu chảy như thuốc Loperamid, thuốc Smecta

Các loại thuốc nhuận tràng: Thuốc Duphalac, thuốc Bisacodyl

Nhóm thuốc tiêu hóa

Danh mục thuốc thiết yếu trong nhà thuốc, nhóm thuốc tiêu hóa bao gồm: men vi sinh (Probios, Lactomin), các loại thuốc điều trị giãn tĩnh mạch (Daflon, Hasaflon, Venrutin, Rutin C, Gingko fort), các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình (sibelium, Stugon, Gingko biloba), thuốc sát khuẩn đường niệu (Domitazol)

Nhóm kháng H2

Bao gồm các loại thuốc: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine

Nhóm Antacid

Bao gồm các loại thuốc  Photphalugel, Antacil, Yumagel, Gaviscon, Maalox

Nhóm thuốc giảm co thắt

Bao gồm các loại thuốc Alverin, No-spa, Spamavarin, Buscopan

Nhóm vitamin - khoáng chất

  • Vitamin B1, B6, 3B : noubiron
  • Vitamin C : 100mg, 500mg Rotun-C, PP 500mg
  • Zn : Farzincol
  • Fe : Obimin, Ferrovit
  • Canxi: Sandoz, Calcium Corbiere
  • Vitamin E : Ecap Nhật bản 400 , Enat 400,
  • Fucoidan Nano Premium

Nhóm thuốc trị cảm đau nhức thông thường

Bao gồm thuốc Decolgen, thuốc Tiffy, thuốc Alaxan

>> Cập nhật quy trình nhập thuốc tại nhà thuốc mới nhất

Một số lưu ý khi lựa chọn danh mục thuốc thiết yếu tại nhà thuốc

Bên cạnh việc nắm rõ các loại thuốc thiết yếu trong nhà thuốc, bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây: 

Cần trang bị tủ thuốc phù hợp

Cần trang bị tủ thuốc phù hợp

Cần trang bị tủ thuốc phù hợp

>> Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Tốt nhất bạn cần phân thành 5 khu vực rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn và tiện lợi cho quá trình sử dụng như khu vực thuốc kê đơn, khu vực thuốc không kê đơn, khu vực thực phẩm chức năng, khu vực mỹ phẩm, khu vực vật tư y tế

Mỗi một tủ thuốc cũng cần phải phân chia thành từng nhóm thuốc nhỏ để tiện lợi cho việc tìm kiếm và tránh nhầm lẫn. Ví dụ, bạn có thể phân chia nhóm thuốc thiết yếu trong nhà thuốc thành nhóm thuốc tiêu hóa, nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc từ dược liệu…

Thuốc cần có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận rõ ràng

Thuốc thiết yếu trong nhà thuốc hay dù là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…. đều cần phải có nguồn gốc, xuất xứ cũng như có đầy đủ những giấy tờ chứng nhận có liên quan. Thanh tra Bộ Y tế thường sẽ có đợt kiểm tra đợt xuất nên Nhà thuốc cần phải tuyệt đối không nên ham rẻ mà kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, trôi nổi. Đã có rất nhiều trường hợp thực tế là các nhà thuốc bị tước giấy phép kinh doanh vì vấn đề này.

Lựa chọn nhà sản xuất uy tín

Lựa chọn các loại thuốc chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Lựa chọn các loại thuốc chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

>> Danh mục thuốc tại nhà thuốc tuyệt đối không thể thiếu

Không thể phủ nhận rằng kinh doanh nhà thuốc cần phải chú trọng tới lợi nhuận. Tuy nhiên các sản phẩm thuốc là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng nên lợi ích lúc này phải đi đôi với việc đảm bảo sức khỏe của người dùng. 

Các nhà thuốc cần phải lựa chọn những đơn vị sản xuất dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe danh tiếng, chất lượng với những sản phẩm đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là chia sẻ của Dược Vương về danh mục thuốc thiết yếu trong nhà thuốc cũng như các lưu ý trong quá trình lựa chọn thuốc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm giúp việc mở nhà thuốc được hiệu quả và lợi nhuận tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *