Cẩm nang thực hành tốt nhà thuốc

Thực hành tốt nhà thuốc là vấn đề mà bất kì nhà thuốc nào cũng phải đạt được để đảm bảo mang tới chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng. Vậy bạn đã nắm rõ được các quy định thực hành tốt nhà thuốc? Hãy cùng Dược Vương tìm hiểu chi tiết qua bài viết này ngay nhé.

Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc

Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc

Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc

Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả là một trong các mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Mọi nguồn thuốc dù là sản xuất trong nước hay được nhập khẩu từ nước ngoài thì khi đến tay người sử dụng đều trực tiếp qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc.

Thực hành tốt nhà thuốc với tên tiếng anh là Good Pharmacy Practice (GPP) là văn bản được đưa ra với các nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản trong quá trình thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sĩ hay các nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện. Tất cả đều tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.

Thực hành tốt nhà thuốc GPP cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau đây:

  • Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của toàn bộ cộng đồng lên trên tất cả
  • Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo đó là đầy đủ các thông tin về các loại thuốc, tư vấn thích hợp cho người bệnh và cần theo dõi việc sử dụng thuốc của họ
  • Tham gia vào các hoạt động tự điều trị, bao gồm cả việc cung cấp thuốc và tư vấn thuốc, tự điều trị triệu chứng của một số bệnh đơn giản
  • Góp phần giúp đẩy mạnh việc kê đơn thuốc phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc cũng cần an toàn, hợp lý và có hiệu quả với người bệnh.

>> Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Các tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc

Dưới đây là một số tiêu chuẩn SOP thực hành tốt nhà thuốc mà bạn cần lưu ý:

Tiêu chuẩn về nhân sự

Tiêu chuẩn về nhân sự

Tiêu chuẩn về nhân sự

a, Người phụ trách chuyên môn dược hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc cần phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành của Bộ Y tế

b, Cơ sở bán lẻ thuốc cần có nguồn có nguồn nhân lực thích hợp với số lượng, bằng cấp và kinh nghiệm nghề nghiệp phù hợp để có thể đáp ứng được quy mô hoạt động của nhà thuốc

c, Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận hay bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:

  •  Có đầy đủ bằng cấp chuyên môn dược và đã có kinh nghiệm, thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao
  • Cần có đầy đủ sức khỏe, thể lực, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Không đang trong thời kỳ bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan tới lĩnh vực hay chuyên môn y, dược

>> Kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc tây hiệu quả

Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà thuốc

Xây dựng và thiết kế

 Xây dựng và thiết kế nhà thuốc hợp lý

Xây dựng và thiết kế nhà thuốc hợp lý

Thực hành tốt nhà thuốc có quy định về việc xây dựng và thiết kế nhà thuốc như sau:

a, Địa điểm đặt nhà thuốc cố định và riêng biệt, cần bố trí ở những nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn và cách xa nguồn ô nhiễm

b, Cần xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà cần phải được thiết kế để làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

>> Giấy ủy quyền nhà thuốc và những điều quan trọng bạn cần biết

Diện tích

a, Diện tích nhà thuốc phải phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng diện tích tối thiểu không được nhỏ hơn 10m2. Cần phải thiết kế đầy đủ khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và cả khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và nói chuyện, trao đổi thông tin với người bán

c, Cần phải bố trí thêm một số diện tích cho các hoạt động khác như:

  • Phòng pha chế theo đơn nếu nhà thuốc có tổ chức pha chế theo đơn
  • Phòng ra lẻ các loại thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh
  • Nơi rửa tay dành cho người bán lẻ và người mua thuốc
  • Khu vực kho bảo quản thuốc riêng
  • Phòng hoặc khu vực tư vấn dành riêng cho bệnh nhân và ghế dành cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi

c, Trong thường hợp nhà thuốc kinh doanh thêm mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì cần phải có khu vực riêng. Không được trưng bày cùng với các loại thuốc và cần đảm bảo không gây ảnh hưởng tới thuốc.

d, Nhà thuốc có pha chế theo đơn có sẵn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở kinh doanh thuốc

Các thiết bị bên trong nhà thuốc

Các thiết bị bên trong nhà thuốc

>> Top 5 phần mềm quản lý nhà thuốc tốt nhất 2022

a, Cần phải có đầy đủ thiết bị để bảo quản thuốc, tránh bị ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và sự ô nhiễm:

  • Tủ, quầy, giá kệ cần thiết kế chắc chắn, trơn nhẵn, dễ dàng vệ sinh và thuận tiện cho việc bày bán, bảo quản thuốc, đồng thời vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ
  • Trang bị nhiệt kế, ẩm kế để có thể kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm tại cơ sở kinh doanh nhà thuốc, có hệ thống chiếu sáng và quạt thông gió

b, Thiết bị bảo quản thuốc cần phải phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30 độ C và độ ẩm không được vượt quá 75%.

c, Cần trang bị đầy đủ các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc

Trên đây là một số chia sẻ của Dược Vương về vấn đề thực hành tốt nhà thuốc. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *