Đối với những bạn trẻ học ngành dược mới ra trường và có ý định kinh doanh quầy thuốc. Có lẽ, điều mà họ băn khoăn nhiều nhất là quầy thuốc tây được bán những gì? Những danh mục thuốc thiết yếu mà quầy thuốc tây cần có? Để có thể giải đáp được những thắc mắc trên, hãy cùng Dược Vương tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Quầy thuốc tây được bán những gì?
Theo quy định tại khoản 1 điều 48 luật dược 2016 quy định về quyền bán các sản phẩm của quầy thuốc tây như sau:
- Đối với các cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có quyền mua và bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc không kê đơn (trừ vắc xin).
- Trường hợp mua bán thuốc thuộc danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và danh mục thuốc hạn chế bán lẻ theo quy định của điều 34 luật này.
- Với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo, nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được phép bán thêm một số loại thuốc theo quy định mà Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ban hành.
- Bên cạnh đó thì các quầy thuốc tây không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu ra.
2. Danh mục thuốc của quầy thuốc tây
Để biết được quầy thuốc tây được bán những gì thì cùng khám phá những danh mục thuốc mà các quầy thuốc tây được phép bán và lưu hành theo luật định:
2.1 Danh mục thuốc thiết yếu
Trong danh mục thuốc thiết yếu gồm các nhóm thuốc khác nhau như:
Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm
- Piroxicam, Prednisolon
- Meloxicam (hàng kê toa bệnh viện), Methylprednisolon
- Paracetamol : panadol, hapacol, servigesic và efferalgan
- Alpha Choay (dùng cho ca tụ máu bầm nặng) và Alphachymo Trysil
- Ibuprofen
- Celecoxib
Nhóm thuốc kháng sinh
- Amoxicillin dùng trong viêm họng và viêm phế quản
- Cefixime (hàng US hoặc DHG)
- Azithromycin (hàng DHG)
- Cefpodoxime và Cefuroxim
- Cefdinir và Cephalexin
- Ciprofloxacin
- Doxycyclin (hay dùng cho mấy toa da liễu)
- Levofloxacin (các nhà thuốc lớn hay dùng)
- Metronidazol
- Klamentin
- Augbactam
- Ofmantine
- Thuốc kháng virus: Acyclovir dùng cho thuỷ đậu hoặc thần kinh zona và Acy
Nhóm thuốc ho, long đờm
- Để giảm ho thì cần: Terpin codein, Terpinzoat, Neocodion và giảm ho Eugica ( làm từ dược liệu)
- Long đờm: Ambroxol, Bromhexin và Acetylcystein
Nhóm thuốc dạ dày
- Esomeprazol, Pantoprazol, Omeprazol, Lansoprazol, Rabeprazole và Domperidon
Nhóm thuốc tiêu hóa
- Thuốc sát khuẩn đường niệu: Domitazol
- Các loại men vi sinh: Probio, men Sachaces cốm
Nhóm thuốc vitamin khoáng chất
- Gồm B1, B6: nobiron,
- Khoáng chất C gồm các thể tích khác nhau: 100mg, 500mg Rutin-C, PP 500mg
- Các khoáng chất khác như Zn, Fe: Obimin, Ferrovit, Farzincol
Và các nhóm thuốc khác: thuốc điều trị giãn tĩnh mạch, thuốc điều trị thiếu máu não và rối loạn tiền đình, thuốc gan, thuốc trị giun,...
2.2 Danh mục thuốc không kê đơn
- Hoạt chất Acetylcystein
- Chỉ định nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm: Acid acetylsalicylic dạng đơn thành phần hoặc các kết hợp với các hợp chất khác như vitamin C
- Acid alginic dạng đơn thành phần hoặc phối hợp với các chất của nhôm
- Acid amin bổ sung vitamin cho cơ thể
- Acid benzoic là loại viên ngậm
- Acid boric dùng để tra mắt, ngoài da
- Acyclovir dùng ngoài da
- Acid folic đơn thành phần hoặc kết hợp: chỉ định dùng cho thiếu máu
- Azelastine thuốc tra mắt, mũi
- Beclomethason dipropionat dùng để tra mũi là dạng khí dung
- Benzydamin Hydrochlorid: dùng ngoài, uống, xịt viêm họng
- …
2.3 Danh mục thuốc phải kiểm soát
- Thuốc gây nghiện
- Thuốc hướng thần
- Thuốc tiền chất
- Thuốc dạng phối hợp có chứa chất gây nghiện
- Thuốc dạng phối hợp có chứa chất hướng thần
- Thuốc phối hợp có chứa các chất tiền chất
- Các loại thuốc phóng xạ, đồng vị phóng xạ cũng đặc biệt phải kiểm soát
- Thuốc độc
2.4 Danh mục thuốc hạn chế
- Thuốc Artesunat, Artemether, Piperaquin phối hợp với các hoạt chất khác dùng điều trị sốt rét
- Isoniazid dạng đơn và dạng kết hợp dùng để điều trị lao
- Pyrazinamide, Ethambutol, Streptomycin, Kanamycin, Amikacin, Capreomycin, Prothionamid, Cycloserin,.. dùng để điều trị lao
- Abacavir, Efavirenz, Lamivudin, Nevirapine,.. dùng để điều trị HIV
3. Các nguồn cung thuốc uy tín quầy thuốc tây có thể nhập
Khi đã biết được những danh mục thuốc mà quầy thuốc tây có thể mua bán và kinh doanh, chủ quầy thuốc cũng cần tìm hiểu thêm về những những nguồn cung thuốc uy tín để đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi và đáp ứng các quy định của Luật Dược:
- Nhập thuốc từ các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm: Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh thì đây là lựa chọn an toàn và đảm bảo chất lượng nguồn cung nhất. Các công ty này sẽ tự mình sản xuất và phân phối thuốc cho các quầy thuốc nhỏ lẻ, sản phẩm thuộc các công ty này sẽ có nguồn gốc rõ ràng, có thời gian sản xuất và các thành phần chính của sản phẩm. Tuy nhiên thì lượng thuốc nhập ở đây không được đa dạng về mẫu mã và các loại thuốc.
- Thuốc nhập từ các chợ thuốc: Đây là nguồn cung thuốc lớn nhất đối với các quầy thuốc, các chợ thuốc có đa dạng các loại thuốc với số lượng lớn đồng thời giá thành và chi phí thì thấp hơn so với các công ty dược nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm
- Trường hợp các quầy thuốc tây ở quá xa so với trung tâm hoặc không có thời gian đi lại thì việc mua thuốc các nhà cung cấp dịch vụ thuốc là lựa chọn đúng đắn và tiện ích, vừa tiết kiệm thời gian và chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo.
Trên đây là những thông tin cụ thể để giải đáp “Quầy thuốc tây được bán những gì? ”. Với những chia sẻ vừa rồi, Dược Vương hy vọng sẽ mang đến cho bạn nguồn thông tin hữu ích để nhận biết được những loại thuốc nào có thể kinh doanh để hoạt động quầy thuốc đạt được nhiều thuận lợi hơn.