Nếu bạn thường xuyên xuất hiện các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt,… thì đó là biểu hiện của việc cơ thể bạn đang bị thiếu hụt chất sắt, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho cơ thể. Vậy nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt là gì, hậu quả như thế nào và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi lượng hồng cầu trong máu bị suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng, mà nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể không tổng hợp đủ hemoglobin dẫn đến thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh lý rất phổ biến trên toàn thế giới, trong đó xảy ra nhiều nhất ở các nhóm đối tượng: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Giờ đây, tỷ lệ những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này ngày càng cao hơn hẳn so với các bệnh thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
2. Nguyên nhân của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
2.1. Do không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể:
- Đối với trẻ em ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai hay cho con bú, nhu cầu về sắt sẽ tăng cao. Nếu lúc này, chất sắt nạp vào cơ thể không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
- Thiếu sắt trong chế độ ăn uống của người ăn kiêng, người già,…
- Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống làm giảm sự hấp thụ sắt như cà phê, nước uống có ga,…
- Cơ thể mắc các bệnh lý làm giảm sự hấp thụ sắt như: viêm dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột,…
2.2. Mất máu do thiếu máu mạn
Mất máu trong các trường hợp: loét dạ dày, túi thừa meckel, polyp, u mạch máu, bệnh lý viêm đường ruột, viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
2.3. Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh
Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh là trường hợp cơ thể không tổng hợp được transferrin để vận chuyển sắt. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường,…
3. Hậu quả của bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Chưa cần nói đến thiếu máu, duy chỉ việc thiếu sắt cũng đủ gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể như: hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.
Thiếu máu do thiếu sắt tình trạng nặng có thể gây một số hậu quả nghiêm trọng.
Theo thống kê, mỗi năm đã có khoảng hơn 20000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và ⅕ trong số đó là những người phụ nữ đã làm mẹ.
Ở mức độ nhẹ, bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường không gây biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe:
- Tim mạch: Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh hoặc không đều. Bởi khi không đủ lượng máu cần thiết, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt trong máu.
- Vấn đề với bà bầu: Ở phụ nữ có thai, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến. Tuy nhiên nếu như tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể gây hâu quả là sinh non hoặc trẻ sau khi sinh bị nhẹ cân. Chính vì vậy, trong chế độ chăm sóc của các bà bầu, việc bổ sung sắt là việc làm vô cùng quan trọng và không thể thiếu.
- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển: Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt mức độ nghiêm trọng có thể làm chậm quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng bị nhiễm trùng của trẻ
- Thêm vào đó, tuy không gây biến chứng trực tiếp đến sức khỏe, nhưng tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở bệnh thiếu máu do thiếu sắt thể nhẹ cũng có thể gây nguy hiểm nếu như bạn đang di chuyển hoặc tham gia giao thông.
4. Cách khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Qua những tìm hiểu bên trên, bạn đã biết được nguyên nhân của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời đo lường được những nguy cơ của bệnh này. Vậy bạn cần làm gì để khắc phục tình trạng đó?
Việc bạn cần làm lúc này là:
4.1. Tăng nguồn cung cấp sắt tự nhiên
Bổ sung ngay vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình những thực phẩm giàu chất sắt như: Thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản, đậu, các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây khô (nho khô, mơ), các loại ngũ cốc, bánh mì, mì ống, đậu hà lan,.. để tăng lượng sắt cung cấp cho cơ thể.
4.2. Bổ sung sản phẩm bổ máu Fenik của Công ty CPTM Dược Vương
Khi cơ thể đã thiếu hụt một lượng sắt nhất định, nếu chỉ sử dụng nguồn thực phẩm tự nhiên là chưa đủ, bạn còn cần bổ sung thêm các loại dược phẩm có tác dụng bổ máu, bổ sung sắt cho cơ thể. Sản phẩm Fenik của Công ty Dược Vương là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Sản phẩm Fenik của Công ty CPTM Dược Vương có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Vậy Fenik có tác dụng như thế nào?
Với thành phần chứa đến 140mg sắt III pyrophosphate, cộng với chiết xuất từ hạt óc chó, chất xơ hòa tan và một số vi chất khác, Fenik có công dụng bổ sung sắt và axit folic cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ tạo hồng cầu, hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Cũng chính nhờ đó, Fenik bổ máu của Dược Vương sẽ giúp bạn loại bỏ những nguy cơ tiềm tàng của căn bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Sản phẩm phù hợp với các đối tượng:
- Người bị thiếu máu do thiếu sắt với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao
- Người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, phụ nữ mang thai hay chuẩn bị mang thai và phụ nữ sau sinh có nhu cầu bổ sung sắt.
Với uy tín 10 năm trên thị trường Việt Nam, sản phẩm Fenik bổ máu của Công ty CPTM Dược Vương cũng là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Với những điều đã chia sẻ trên đây, chúng tôi mong muốn mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về chứng bệnh thiếu máu do thiếu sắt cũng như cách khắc phục và ngăn ngừa những hậu quả nó mang lại. Hãy chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình ngay từ bây giờ, bạn nhé!