Mở quầy thuốc đang là mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho nhiều dược sĩ. Không chỉ riêng ở những thành phố lớn, mô hình này đang ngày càng được nhân rộng ra khắp các vùng nông thôn. Và một chủ đề luôn được các dược sĩ quan tâm là mở quầy thuốc ở nông thôn như thế nào? Bí quyết để mang lại thành công cho loại hình kinh doanh này nếu mở ở nông thôn là gì? Để tìm ra câu trả lời, hãy cùng Dược Vương đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Tầm quan trọng của quầy thuốc ở nông thôn
Việc có một quầy thuốc ở nông thôn sẽ giúp người dân tiếp cận dễ dàng với các loại thuốc cần thiết. Nông thôn thường có thị trấn hoặc làng xã xa trung tâm đô thị. Việc có một nguồn cung cấp thuốc gần gũi là rất quan trọng để giảm thiểu khó khăn trong việc mua sắm và đảm bảo sự tiện lợi cho người dân.
Quầy thuốc không chỉ là một nơi cung cấp thuốc mà còn là một nguồn thông tin y tế quan trọng cho cộng đồng. Nhân viên tại quầy thuốc có thể cung cấp thông tin về các bệnh tật phổ biến, các biện pháp phòng ngừa và các lời khuyên về sức khỏe. Điều này giúp tăng cường nhận thức y tế và cung cấp hỗ trợ cho cộng đồng nông thôn.
Mở quầy thuốc ở nông thôn cũng mang lại cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Những người làm việc tại quầy thuốc có thể là các sinh viên tốt nghiệp ngành dược học, các ngành liên quan đến y dược và đang thất nghiệp có được nguồn thu nhập ổn định và góp phần vào phát triển kinh tế của cộng đồng.
2. Điều kiện mở quầy thuốc khu vực nông thôn
Tương tự như mở quầy thuốc ở các thành phố lớn, mà quầy thuốc ở nông thôn cũng phải tuân thủ các điều kiện mà luật Dược quy định như sau:
- Điều kiện về nhân viên quầy thuốc: Quầy thuốc phải do chủ cơ sở có trình độ học vấn từ trung học trở lên làm chủ.
- Điều kiện về nhân viên phụ trách các hoạt động mua bán, tư vấn khách hàng cần có văn bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay trung cấp về ngành dược học và có kinh nghiệm thực hành tai các cơ sở thuốc phù hợp tối thiểu từ 18 tháng trở lên.
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Diện tích phù hợp với mô hình kinh doanh và đạt 10m2.
- Điều kiện về giấy tờ pháp lý
Vị trí quầy thuốc cần đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát và tránh các nơi ô nhiễm.
Có các thiết bị y tế, thiết bị bảo quản và trưng bày thuốc, nhiệt kế để đo nhiệt độ quầy thuốc đảm bảo chất lượng thuốc.
>> Điều kiện kinh doanh quầy thuốc chi tiết nhất năm 2023
3. Quy trình để mở quầy thuốc ở nông thôn
Bước 1: Nghiên cứu lên kế hoạch và chọn địa điểm
Tìm hiểu về nhu cầu và tiềm năng thị trường thuốc ở khu vực nông thôn mà bạn muốn đặt cơ sở, bao gồm việc tìm hiểu về số dân, cơ sở hạ tầng y tế hiện có và đối thủ cạnh tranh để có thể chọn quy mô kinh doanh phù hợp.
Đặt vị trí quầy thuốc ở vùng trung tâm, vùng đông dân cư và tránh nơi ô nhiễm, tách biệt với khu vực kinh doanh khác.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục pháp lý
Liên hệ các cơ quan pháp lý để làm các thủ tục và giấy tờ mở quầy thuốc, bao gồm giấy phép kinh doanh, chứng chỉ thực hành dược, chứng nhận quầy thuốc đạt chuẩn GPP và giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
Bước 3: Xây dựng quầy thuốc
Chuẩn bị và thiết kế không gian quầy thuốc, mua sắm kệ, tủ lạnh để bảo quản thuốc và các thiết bị y tế cần thiết khác, bên cạnh đó cần chú ý các quy định về vệ sinh và an toàn trong quầy thuốc.
Bước 4: Chọn nguồn thuốc uy tín để nhập
Nhập hàng từ các nguồn thuốc uy tín như các các công ty sản xuất dược phẩm, các chợ thuốc và các bên kinh doanh dịch vụ cung cấp thuốc để có nguồn thuốc đa dạng và chất lượng
Bước 5: Khai trương và vận hành
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục hành chính, lựa chọn được nguồn thuốc uy tín, phát triển tiếp thị và quảng cáo để thông báo tới cộng đồng về việc mở quầy thuốc thì có thể bắt đầu khai trương quầy thuốc và cung cấp thuốc cho khách hàng.
4. Chi phí mở quầy thuốc ở nông thôn
Bên cạnh những thủ tục và quy trình đầy nghiêm ngặt thì vấn đề vốn để mở quầy thuốc cũng khiến không ít dược sĩ gặp phiền toái, những để mở quầy thuốc ở nông thôn cần chuẩn bị các khoản chi phí sau:
- Chi phí mặt bằng quầy thuốc: Chi phí này sẽ phụ thuộc vào diện tích và vị trí đất, cũng như giá cho thuê đất ở khu vực mà bạn định đặt cơ sở quầy thuốc. Trường hợp có sẵn mặt bằng cần tính đến các khoản sửa chữa và thiết kế nếu cần.
- Chi phí thiết bị, cơ sở vật chất: Bao gồm thiết bị y tế cần thiết như kệ, tủ lạnh để bảo quản thuốc, máy tính, quầy thu ngân,.. Chi phí này cũng phục thuộc vào quy mô quầy thuốc
- Chi phí nhập hàng: Với những người mới bắt đầu kinh doanh quầy thuốc thì đây là vấn đề khá phiền toái, nguồn thuốc nhập phải đảm bảo chất lượng và đủ để phục vụ được khách hàng, vì thế chi phí cho khoản này thường khá cao.
- Chi phí giấy phép và quy định: Để được đi vào hoạt động thì quầy thuốc buộc phải hoàn thành các thủ tục hành chính và nộp đủ số tiền mà pháp luật quy định. Đây là khoản chi phí không quá cao và áp dụng cho mọi loại quy mô quầy thuốc.
- Chi phí thuê nhân viên( nếu cần)
5. Bí quyết mở quầy thuốc thành công
Để thành công hơn khi mở quầy thuốc ở nông thôn, dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể áp dụng cho quầy thuốc của mình:
- Khi bắt đầu quyết định kinh doanh quầy thuốc, cần nghiên cứu thị trường nông thôn nơi mà bạn đặt cơ sở có thực sự tiềm năng, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng mục tiêu để có thể lựa chọn được vị trí đắc địa và phù hợp với mục tiêu kinh doanh
- Luôn thiết lập mối quan hệ với cộng đồng nông thôn bằng cách tham gia vào các hoạt động địa phương và tạo dựng lòng tin với khách hàng
- Đảm bảo rằng quầy thuốc của bạn cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ y tế đảm bảo chất lượng. Bên cạnh các loại thuốc, cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm bổ sung, và các dịch vụ tư vấn chuyên sâu để tăng giá trị cho khách hàng.
- Để thu hút khách hàng, đầu tư vào hoạt động tiếp thị và quảng cáo. Sử dụng các phương tiện truyền thông địa phương như bảng hiệu, tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội, và xây dựng một trang web hoặc trang fanpage để quảng bá quầy thuốc
Với những chia sẻ trên, Dược Vương tin rằng bạn đã biết được quy trình để mở quầy thuốc ở nông thôn. Hy vọng, bạn có thể áp dụng những bí quyết trên để kinh doanh quầy thuốc đạt được kết quả như mong đợi nhé!